Ớt là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn, không những thế, màu sắc của ớt còn có thể dùng để trang trí. Tuy nhiên, với vị cay nồng tính nóng, ăn ớt có tốt cho sức khỏe không và ăn ớt nhiều có tốt không?
Ngăn ngừa ung thư dạ dày và tuyến tiền liệt
Theo ghi chép của đông y, vị cay nồng và nóng của ớt có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là capsaicin một chất chủ yếu tạo ra vị cay giúp não sản sinh ra hormone endorphin. Chất này ngoài giảm đau hiệu quả còn giúp điều trị các nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ăn ớt có hiệu quả giảm đau
Capsaicin không chỉ là chất chống ung thư mà còn mang lại công dụng giảm đau giống như nguyên lý hoạt động của thuốc tê. Do đó, khi ăn ớt cay cảm giác đau sẽ không truyền được xung nhịp lên hệ thần kinh. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ giảm xuất hiện đau nhức khó chịu.
Đó có thể là lý do khiến thành phần của ớt được nghiên cứu chiết xuất nhiều hơn. Với sự phát triển của y học hiện đại, ớt cay được chiết xuất lọc lấy capsaicin làm thuốc tê dùng cho phẫu thuật bao gồm mổ đẻ hay các phẫu thuật mổ khác...
Ngoài ra nhờ tính năng giảm đau tự nhiên, tinh chất capsaicin còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Tinh chất này được nghiên cứu bổ sung cho một số loại kem bôi ngoài da. Cụ thể là dùng tinh chất để bôi giúp giảm đau nhức xương khớp và vùng thắt lưng.
Ăn ớt cũng có thể nâng cao hệ miễn dịch cho sức khỏe
Có một số nghiên cứu đã phân tích về tính cay nóng của ớt cho thấy ớt có khả năng sát trùng khá cao. Hơn nữa những thực phẩm được thêm ớt sẽ lâu hỏng và hạn chế mức độ xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy ớt được đưa vào nghiên cứu để khai thác triệt để công dụng nâng cao sức khỏe miễn dịch cho con người. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả trong thí nghiệm nhưng khi có đánh giá cụ thể sẽ được công bố và đưa vào ứng dụng nhiều hơn.
Đối tượng không nên sử dụng ớt trong các món ăn
Những bệnh nhân mắc một số bệnh như bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản hoặc huyết áp cao đều không nên ăn ớt. Tuy rằng ớt có thể phòng ngừa ung thư dạ dày nhưng với đối tượng đã mắc chứng viêm loét dạ dày lại không nên ăn.
Vị cay của ớt có khả năng kháng khuẩn mạnh nhưng đồng thời cũng sẽ khiến các vết thương bị phỏng nặng khi tiếp xúc. Có thể thấy rằng khi sơ chế ớt không cẩn thận sẽ làm bạn bị phỏng da. Do đó nếu có viêm loét dạ dày hoặc vùng họng đặc biệt không nên ăn ớt.
Thai phụ đặc biệt không nên sử dụng ớt trong thực đơn. Tuy rằng một số vùng miền có phong tục dùng ớt là gia vị chính trong món ăn nhưng điều này là nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tính nóng cay nồng của ớt sẽ khiến người mẹ bốc hỏa ảnh hưởng tới sức khỏe và hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi khi cơ thể mẹ không được điều hòa. Thêm vào đó, khi mẹ ăn cay đi vào sữa, trẻ bú cũng sẽ khiến em bé bị bốc hỏa khó ngủ và thường xuyên quấy khóc.